Bo mạch chủ Mainboard chính là khung xương sống của máy vi tính. Nó đơn giản chỉ là 1 bảng mạch in (Printed Circuit Board – PCB) dùng để cắm lên đó những thiết bị khác, kết nối và truyền thông tin với nhau giúp máy tính Windows có thể hoạt động. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu bo mạch chủ là gì, cách phân loại dựa vào yếu tố gì, và các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng.
Nội dung chính
Mainboard là gì? Bo mạch chủ là gì?
Mainboard hay Motherboard còn được người Việt gọi tắt là Main, chính là Bo Mạch Chủ của máy tính. Đây là một trong những phần cứng cơ bản có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau thông qua các “bus hệ thống”, quản lý và cấp phát tài nguyên hệ thống cho chúng sử dụng, đảm nhận một số công việc xử lý dữ liệu đơn giản như ngày/giờ, xử lý các tính toán đơn giản, dấu chấm động…
Trên bảng mạch bo mạch chủ thường trang bị các cổng mở rộng ISA, PCI, AGP, PCI Xpress, IDE, SCSI, SATA, USB, COM, PS/2, RJ-45, khe cắm CPU Socket 370, Socket A, socket 478, 775,… và các chipset cầu Bắc, cầu Nam, BIOS, FlashBIOS…
Phân loại bo mạch chủ – Mainboard
Bo mạch chủ được phân loại dựa theo Socket (Là số chân tiếp xúc với CPU). Nghĩa là mỗi loại Main Intel, AMD hay một thế hệ mainboard sẽ hỗ trợ cho một số CPU và Ram nhất định. Ví dụ cụ thể:
– Main G31, G41… socket là 775 hỗ chợ các CPU cor2dual…
– Main H61, H71, B75… socket 1155 hỗ trợ Pentium, Core i thế hệ 2 và 3.
– Main H81, B85… socket 1150 Hỗ trợ Pentium, Core i thế hệ 4.
– Main H110, 170 hay cả đến Z270… socket 1151 Hỗ trợ Core i thế hệ 5 ,6 và i7 cũng tương tự.
Các thiết bị kết nối trên Mainboard
Nguồn máy tính: cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.
CPU: Thường được cắm vào bo mạch chủ thông qua các đế cắm (socket) riêng biệt tuỳ theo từng loại CPU.
RAM: được cắm trên bo mạch chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng loại cụ thể.
Bo mạch đồ hoạ: Sử dụng tăng tốc đồ hoạ máy tính, một số bo mạch chủ có thể không sử dụng đến bo mạch đồ hoạ bởi chúng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.
Bo mạch âm thanh: Mở rộng các tính năng âm thanh trên máy tính, một số bo mạch chủ đã được tích hợp sẵn bo mạch âm thanh.
Ổ cứng: Một số máy tính tuân theo chuẩn PC nhưng sử dụng trong công nghiệp có thể không sử dụng đến ổ cứng truyền thống, chúng được sử dụng các loại ổ flash.
Ổ CD, ổ DVD: Các ổ đĩa quang.
Ổ đĩa mềm: Hiện nay các máy tính cá nhân thường không cần thiết đến chúng, tuy nhiên trong một số hệ thống cũ ổ đĩa mềm vẫn tồn tại thường dùng để sao lưu hay nâng cấp BIOS.
Màn hình máy tính: Phục vụ giao tiếp giữa máy tính với người sử dụng.
Bàn phím máy tính: Sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính.
Chuột (máy tính): Phục vụ điều khiển và làm việc với máy tính.
Bo mạch mạng: Sử dụng kết nối với mạng, có thể được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ hoặc được cắm vào các khe PCI hoặc ISA (với các hệ thống máy tính cũ trước kia).
Modem: Sử dụng kết nối với Internet hoặc một máy tính từ xa.
Loa máy tính: Xuất âm thanh ra loa máy tính, Thiết bị này kết nối trực tiếp với các bo mạch chủ được tích hợp bo mạch âm thanh trên nó. Trong trường hợp khác nó kết nối thông qua giao tiếp USB hoặc bo mạch âm thanh rời.
Webcam: Sử dụng cho tán ngẫu trực tuyến, hội họp trực tuyến…
Máy in: Dùng trích xuất văn bản, hình ảnh ra giấy.
Máy quét: Sử dụng số hoá các bức ảnh hoặc văn bản.
Các lỗi thường gặp của Mainboard
1, Máy bị treo, bị đơ khi dùng trong một thời gian dài:
– Nguyên nhân do tản nhiệt của hệ thống hoạt động không được tốt, các tấm tản nhiệt bám bụi khiến nhiệt độ cao, quạt quay chậm do mòn trục.
2, Máy không lưu dữ liệu cấu hình trong BIOS:
– Nguyên nhân: Do pin hết pin CMOS khiến cho mỗi lần khởi động thời gian của bạn đều trả về mặc định, bạn phải ấn F1 khi khởi động máy để tiếp tục.
3, Máy không hoạt độngL
– Kiểm tra lại các kết nối như RAM hay Card mở rộng có thể do bị lỏng chân cắm dẫn đến tiếp xúc không tốt. Hoặc nguồn cấp ko ổn định gây ra hiện tượng phù các tụ trên bo mạch chủ.
Xem thêm: CMOS là gì?.
Xem thêm: BIOS là gì?.
Xem thêm: PCI là gì?.