CPU được dân công nghệ gọi vui là bộ não đóng vai trò điều khiển, chỉ huy toàn hộ hoạt động của một chiếc máy tính. Nếu không có bộ phận này thì máy tính chẳng khác gì một cục sắt bỏ đi. Hiệu suất làm việc của cả hệ thống phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ của CPU. Cùng tìm hiểu luồng CPU là gì, thành phần cấu tạo, socket, CPU usage là gì là cách khắc phục trên win 7, win 10.
CPU là gì?
CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy tính thực hiện các câu lệnh chương trình bằng cách tính toán các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh yêu cầu. Thành phần chủ yếu của CPU gồm các bộ phận số học logic (ALU) thực hiện phép tính số học, logic, các thanh ghi lưu tham số để ALU tính toán và lưu trữ kết quả trả về, và một bộ phận kiểm soát với nhiệm vụ nạp mã lệnh từ bộ nhớ và “thực hiện” chúng.
Các dòng CPU ngày nay đa số đều là các vi xử lý, nghĩa là chúng được đặt trên 1 chip vi mạch (IC) đơn. Một vi mạch có chứa 1 CPU cũng có thể chứa bộ nhớ, giao diện cho các thiết bị ngoại vi, và các thành phần khác của máy tính.
Ngoài ra còn có CPU đa nhân là 1 con chip duy nhất có chứa 2 hoặc nhiều CPU (Nhiều lõi). Trong trường hợp này các chip đơn còn được gọi là Socket (Khe cắm). Mảng vi xử lý và bộ xử lý vector có nhiều bộ xử lý hoạt động song song, không có bộ xử lý nào được coi là trung tâm.
Thành phần cấu tạo của CPU
Khối điều khiển (CU – Control Unit): có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình máy tính và điều khiển hoạt động xử lý được điều tiết chính xác. Phần này là cốt lõi của một bộ xử lý được cấu tạo từ các mạch logic so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành.
Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
Các thanh ghi (Registers): Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC – Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.
Opcode: Phần bộ nhớ chứa mã máy của CPU (không bắt buộc) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi.
Phần điều khiển: tiến hành điều khiển các khối và tần số xung nhịp. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz).
Tốc độ của CPU là gì?
Tốc độ của CPU ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ xử lý của máy tính, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần cứng máy tính khác như bộ nhớ RAM, bo mạch đồ họa, ổ đĩa cứng… Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử. Ví dụ: pipeline, turbo boost, siêu phân luồng…
Tốc độ này có liên quan với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng MHz, GHz…). Ví dụ: CPU Intel Core 2 Duo (2 nhân) có tần số 2,6 GHz có thể xử lý nhanh hơn CPU Intel Pentium 4 (1 nhân) 3,4 GHz hay dòng Intel Core 2 Duo (2 nhân) 2,6 GHz GHz lại yếu hơn dòng Core i3 (2 nhân) với cùng 2,6 GHz GHz rất nhiều. Do vậy hiện nay, nhà sản xuất CPU như Intel dùng khái niệm đánh giá trên hiệu suất làm việc cho các dòng Core i3, i5, i7.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độc CPU, bao gồm:
– Số nhân xử lý (2,4,10,22 nhân…) càng nhiều nhân càng mạnh.
– Công nghệ sản xuất (32 nm, 22 nm,14 nm…) càng nhỏ càng tiết kiệm điện và hiệu năng cao hơn.
– Công nghệ tăng tốc xử lý (pipeline, turbo boost, siêu phân luồng…).
– Bộ nhớ đệm.
– Đồ họa tích hợp (Ví dụ: Intel HD Graphics 530 mạnh ngang một card màn hình mạnh như Inno3D GT 730 1 GB).
– TDP: công suất thoát nhiệt.
CPU usage là gì?
CPU usage là mức độ hoạt động (Công suất làm việc hiện tại). Ví dụ 5%, 10%. Một số trường hợp bất thường CPU 100% thì cần phải xem lại hệ thống tản nhiệt bằng cách đo nhiệt độ. Quét virus, kiểm tra các chương trình lạ đang được kích hoạt, do lỗi update hệ điều hành…
– Tắt Superfetch, BITS , Windows Search Service.
– Gỡ bỏ ứng dụng mặc định và tắt app chạy ngầm.
– Hạn chế phần mềm khởi động cùng windows.
Xem thêm: Mainboard Là Gì?.
Xem thêm: CMOS là gì?.
Xem thêm: Chipset là gì?.