Nếu như chúng ta coi CPU là quan trọng nhất thì có lẽ Chipset là thiết bị phần cứng quan trọng thứ 2 trên máy tính. Khác với CPU có thể mua rời, thì Chipset là những con chíp gắn liền trên bo mạch chủ Mainboard. Có vai trò là trung tâm giao tiếp điều khiển việc truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng với nhau, bao gồm: CPU, RAM, card đồ họa (GPU) và ổ cứng. Nó cũng quyết định thiết bị của bạn có khả năng ép xung được hay không. Cùng tìm hiểu Chipset là gì, chip cầu bắc, chip cầu nam là gì và so sánh các dòng chip Intel.
Chipset là gì?
Chipset là một nhóm các mạch tích hợp được thiết kế để làm việc cùng nhau. Trong máy tính, đây là các chip đặc biệt trên bo mạch chủ hoặc trên các card mở rộng. Trên hệ thống Intel Pentium, từ “chipset” thường dùng để nói đến chip cầu bắc và chip cầu nam. Nhà sản xuất chip thường không phụ thuộc vào nhà sản xuất bo mạch. Ví dụ các nhà sản xuất chipset cho bo mạch PC có NVIDIA, ATI, VIA Technologies, SiS và Intel.
Chip cầu bắc là gì?
Chip cầu bắc (North Bridge)còn được gọi là Memory Controller Hub (MCH), là một trong hai chip trong một chipset trên một bo mạch chủ của máy tính PC, đảm nhiệm việc liên lạc giữa CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam. Đôi khi còn chứa chương trình điều khiển video tích hợp, hay còn gọi là Graphics and Memory Controller Hub (GMCH).
Các bộ xử lý và RAM khác nhau yêu cầu các tín hiệu khác nhau nên một chip cầu bắc chỉ làm việc với một hoặc hai loại CPU và nói chung chỉ với một loại RAM. Chỉ có một vài loại chipset hỗ trợ hai loại RAM. Ví dụ, chip cầu bắc của chipset NVIDIA nForce2 chỉ làm việc với bộ xử lý Duron, Athlon, và Athlon XP với DDR SDRAM, chipset Intel i875 chỉ làm việc với hệ thống sử dụng bộ xử lý Pentium 4 hoặc Celeron có tốc độ lớn hơn 1.3 GHz và sử dụng DDR SDRAM, chipset Intel i915g chỉ làm việc với Intel Pentium 4 và Intel Celeron, nhưng có thể sử dụng bộ nhớ DDR hoặc DDR2.
Chip cầu bắc trên một bo mạch chủ có vai trò quan trọng quyết định số lượng, tốc độ và loại CPU cũng như dung lượng, tốc độ và loại RAM có thể được sử dụng. Các nhân tố khác như điện áp và số các kết nối dùng được cũng có vai trò nhất định. Các máy Pentium thường có giới hạn bộ nhớ là 128 MB, trong khi các máy dùng Pentium 4 có giới hạn là 4 GB. Kể từ Pentium Pro đã hỗ trợ địa chỉ bộ nhớ lớn hơn 32 bit, thường là 36 bit, do đó có thể định vị 64 GB bộ nhớ. Tuy nhiên các bo mạch chủ chỉ hỗ trợ một lượng RAM ít hơn vì các nhân tố khác.
Chip cầu nam là gì?
Chip cầu nam (Sourth Bridge) còn gọi là I/O Controller Hub (ICH), là một chip đảm nhiệm những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipset. Khác với chip cầu bắc, chip cầu nam không được kết nối trực tiếp với CPU. Chính xác hơn là chip cầu bắc kết nối chip cầu nam với CPU.
So sánh các dòng chip intel
Các mẫu chip Intel Core được chia làm 3 dòng i3, i5 và i7, cách phân biệt của các dòng chip này trên desktop cũng khác hẳn so với trên laptop. Cách đặt tên dành cho chip Core trên desktop thường logic và dễ hiểu hơn so với trên laptop. Lưu ý rằng các khái niệm như số nhân, cache, Turbo Boost và Hyper Threading đều có trên cả desktop và laptop.
Số nhân: Khác biệt đầu tiên mà bạn cần lưu ý là cả Core i5 và Core i7 đều có 4 nhân (Core i7 có thể có nhiều nhân hơn) trong khi Core i3 chỉ có 2 nhân. Đây sẽ là sự khác biệt mang ý nghĩa quyết định nhất tới hiệu năng của mỗi dòng chip. Nếu bạn chỉ là một người dùng bình thường với nhu cầu lướt web và chạy ứng dụng văn phòng, bạn sẽ không nhận được lợi ích thiết thực nào khi mua PC có Core i5 hoặc Core i7. Ngược lại, nếu thường chơi game đỉnh hoặc chạy các tác vụ nặng như xử lý video thì Core i5 và Core i7 sẽ là những lựa bắt buộc.
Turbo Boost: Phần lớn các mẫu chip Core i3 thường có xung nhịp cao hơn mức gốc của Core i5 và Core i7. Tuy nhiên với Turbo Boost, chip Core i5 và Core i7 có thể gia tăng xung nhịp khi cần. Có nghĩa là các mẫu vi xử lý này sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn khi hoạt động thông thường và sẽ gia tăng tốc độ khi chạy các ứng dụng nặng. Do đó, các con số xung nhịp được mô tả cùng sản phẩm không phải là xung nhịp cố định của chip i5 và i7. Ví dụ, chip Core i5-6600K được mô tả là có xung nhịp 3.3GHz, thấp hơn mức 3.8GHz của Core i3-6300. Khi Turbo Boost kích hoạt, i5-6600K có thể tăng xung nhịp lên mức 3.9GHz, tức là hoàn toàn vượt trội so với Core i3.
Hyper-Threading: Công nghệ này có trên Core i7 và Core i3 nhưng lại không có trên Core i5. Thông thường các mẫu chip càng cao cấp sẽ càng có nhiều tính năng, nhưng điều đó lại không áp dụng với chip của Intel. Hyper-Threading là tính năng “lừa” hệ điều hành rằng mỗi nhân vật lý là 2 nhân logic (nhân “ảo”). Nó có thể tăng hiệu năng của chip lõi kép và lõi tứ lên tới 17%. Nhưng cũng cần lưu ý rằng 4 nhân vật lý vẫn sẽ tốt hơn nhiều so với 4 nhân “ảo”.
Bộ nhớ cache: Đây là một bộ nhớ có dung lượng rất nhỏ nhưng lại có tốc độ siêu nhanh. Chip Core i3 cấp thấp có 3MB cache, cao cấp hơn có 4MB; tất cả các mẫu Core i5 có 4MB-6MB cache và Core i7 có từ 8MB trở lên. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng nhiều hiệu năng của máy vì nó chưa đủ để làm nên sự khác biệt.
Xem thêm: PCI là gì?.
Xem thêm: CPU là gì?.
Xem thêm: CMOS là gì?.