Cùng tham gia những trang Mạng Xã Hội phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như thế giới để kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng. Với sự phát triển của CNTT và internet hiện nay, MXH vừa đem lại vô vàn lợi ích, cô hội, tài nguyên, kiến thức, tiền bạc cho nhiều người. Nhưng ngược lại nó cũng có rất nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến con người, xã hội hiện đại.
Nội dung chính
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội (MXH – Social Networking) là mạng lưới kết nối những người có chung sở thích, cùng lĩnh vực quan tâm nào đó, muốn giao lưu trò chuyện, chia sẻ hình ảnh, video với nhau trên internet online. Những thành viên tham gia được gọi là cộng đồng mạng hay cư dân mạng, mỗi người có một trang hồ sơ cá nhân riêng của mình. Đa số người dùng đều được tham gia hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên với 1 số dịch vụ đặc biệt hoặc muốn chạy quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, bán hàng trên mạng thì có thể phải trả tiền.
Các trang MXH phổ biến
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các trang mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Google Plus, MySpace, Twitter, Reddit, Instagram, LinkedIn, Tumblr, Viber, Skype, Whatsapp, Youtube… Ở Việt Nam chúng ta phải kể đến Tamtay, Zing Me, YuMe, Ola, Zalo, TalkTV…
Lợi ích của mạng xã hội
Cập nhật những tin tức mới, dễ dàng tiếp cận với những kiến thức, công nghệ mới, xu thế đang diễn ra trong nước và quốc tế.
Cải thiện chất lượng và tốc độ lan tỏa thông tin của các trang báo chí. Với số lượng người dùng vô cùng lớn trên các trang MXH vì vậy những cổng thông tin điện tử, những trang báo chí lớn hiện nay cũng tham gia và tương tác trực tiếp với độc giả. Đồng hành với báo giấy, thì báo mạng cũng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Ví dụ như: dễ dàng tiếp cận, miễn phí, mọi lúc mọi nơi, phản hồi góp ý trực tiếp…
Kết nối thêm bạn bè, gia đình, cộng đồng: đây là môi trường có phép mỗi người tự giới thiệu về bản thân mình, tham gia kết nối với những người bạn khác cùng sở thích, tôn giáo, quê quán, đồng nghiệp, hay chính những thành viên trong gia đình, dòng tộc. Giúp mọi người thân thiện, gần gũi nhau hơn, xóa bỏ mọi khoảng cách về không gian, thời gian. Đặc biệt hữu ích cho những người ở xa nhau.
Vươn ra khỏi quốc gia, xóa bỏ sự khác biệt về ngôn ngữ, vị trí địa lý. Khi sử dụng mạng xã hội trực tuyến, người dùng có thể sử dụng những công cụ dịch tự động, translate online nên có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè trên toàn thế giới sử dụng những ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.
Trau dồi thêm nhiều kỹ năng sống, kiến thức: mọi người trong cộng đồng dễ dàng chia sẻ kiến thức của bản thân, tiếp thu cái hay, cái tốt của người khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể đưa ra câu hỏi và rất nhiều người khác sẽ trả lời trợ giúp. Đây là một hình thức học tập vô cùng hiệu quả. Tự học trên mạng không những giúp bạn có những kiến thức cơ bản, mà còn nhận được những giá trị nâng cao, học được bài tủ, bí quyết của người khác chia sẻ.
Kinh doanh online, quảng cáo kiếm tiền trên mạng: đây là cụm từ không có quá xa lạ với chúng ta và nó ngày càng trở nên phổ biến. Internet chúng là mỏ vàng của nhân loại nếu chúng ta thực sự biết cách khai thác nó. Thực tế đã chứng minh dựa vào nền tảng này rất nhiều người đã thành công và kiếm được rất nhiều tiền từ nó. Ngoài việc dễ dàng tiếp cận giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của mình, thì đây cũng là kênh chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Người mua và người bán có thể trực tiếp trao đổi, thương lượng với nhau mà không nhất thiết phải gặp mặt, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí.
Cải thiện năng suất làm việc, tiết kiệm chi phí: việc mở 1 gian hàng online, bán hàng trực tuyến trên chính trang cá nhân của mình trên mạng xã hội sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng, trang trí, thiết kế nội thất, tuyển nhân viên bán hàng, phát tờ rơi quảng cáo, in ấn, máy móc thiết bị… Nếu biết cách sử dụng tài nguyên hợp lý thì bạn sẽ có tất cả trong tay nhưng lại hoàn toàn miễn phí.
Giải trí: trên mạng XH thì cái gì cũng có. Bạn có thể thoải mái đọc tin tức, nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi, tải phần mềm ứng dụng, tra cứu giá vàng, kiểm tra tình hình thời tiết… Thư giãn, xả stress mọi lúc, mọi nơi khi nào rảnh rỗi hoặc khi đang căng thẳng, mệt mỏi.
Bày tỏ quan điểm, cảm xúc cá nhân: Blog, mạng XH có thể là 1 thế giới riêng của bạn. Những lúc vui, lúc buồn, lúc cô đơn, khi muốn chia sẻ ý tưởng, thành công… bạn hoàn toàn có thể bày tỏ với người khác thông qua chế độ công khai (Public), hoặc giữ cho riêng mình ở chế độ bảo mật (Private). Ngoài ra với những lời khuyên, lời động viên khích lệ từ người khác, có thể sẽ là nguồn cảm hứng, giúp bạn phát huy hết tài năng trí tuệ, bản lĩnh thực sự của mình.
Tác hại của mạng xã hội
Ngoài những mặt tích cực của mạng xã hội, thì nó cũng là con dao 2 lưỡi mang đến rất nhiều nguy cơ và tác hại khó lường. Ví dụ như:
Gây ra những sự chú ý không mong muốn, ngoài dự định: bất kỳ status, câu nói, chia sẻ nào của bạn ở chế độ công khai cũng có nguy cơ tiếp cận đến rất nhiều người khác. Mỗi người có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau nên có thể nảy sinh tranh luận, mâu thuẫn không mong đợi.
Xa rời thực tế: quá bị cuốn vào cùng cộng đồng mạng người ta còn gọi là sống ảo, khiến không ít người không còn quan tâm đến cuộc sống thực bên ngoài, mà chạy theo những thứ hư không, viển vông, không có thực trong thế giới ảo. Tự biến mình thành anh hùng bàn phím không mang lại bất cứ giá trị nào cho bản thân và xã hội.
Nguy cơ trầm cảm: những người có suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên bị người khác chê bai, chế giễu, đùa cợt có thể bị suy sụp tinh thần, dễ lâm vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin, không tin tưởng vào bản thân. Cá biệt có những trường hợp dẫn tới những hành động dại dột hoặc làm hại tới người khác. Vô cùng nguy hiểm.
Dần giết chết tính sáng tạo: trái ngược với mặt tích cực luôn tiếp thu cái mới từ người khác, từ thế giới. Thì việc cái gì cũng có sẵn, đi theo chung 1 mô típ, lối mòn được định ra sẵn sẽ khiến con người ta đánh mất sự sáng tạo, cảm hứng sáng tác, chỉ biết học theo, bắt chiếc người khác một cách máy móc, dập khuôn.
Tình trạng bạo lực: những ý kiến bất đồng, không có chung suy nghĩ, khác biệt về tôn giáo, màu da, sắc tộc, văn hóa địa phương, trình độ hiểu biết… có thể là lý do gây ra những mâu thuẫn, xung đột trên mạng. Nhưng không dừng lại ở đó, nó có thể dẫn tới những mâu thuẫn ở ngoài cuộc sống thực.
Tình yêu đổ vỡ: mọi thông tin của đối tượng bị theo dõi, rình mò mọi hành động của bạn trai/bạn gái dễ dẫn tới ghen tuông, cãi vã, chia tay.
Thường xuyên so sánh mình với người khác. Dễ bị tự mãn khi gặp nhiều người thấp kém hơn mình, và ngược lại, cảm thấy tự ti, ghen ghét đố kỵ với những người thành công, tài giỏi hơn mình. Đây cũng là 1 tính xấu rất dễ mắc phải đối với người thường xuyên sử dụng mạng xã hội hiện nay.
Mất ngủ, tốn thời gian: theo thống kê thì rất nhiều người bị hội chứng “Nghiện mạng xã hội”. Họ dành quá nhiều thời gian của mình vào cuộc sống ảo của họ trên mạng. Đôi khi ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, cuộc sống thường ngày. Quên ăn, quên ngủ trở thành nô lệ của những thứ không có thực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Thiếu tính riêng tư: mọi thông tin của bạn công khai trên internet, nhất là trên các trang mạng xã hội có thể bị người khác thu thập, những đơn vị, tổ chức chuyên lấy thông tin người dùng để bán cho bên thứ 3, hoặc sử dụng vào những mục đích không tốt. Đặc biệt virus, hacker có thể đánh cắp những thông tin quan trọng như tài khoản ngân hàng, số cmnd có thể gây ra thiệt hại vô cùng lớn về mặt vật chất, tinh thần.
Kết luận: Mạng xã hội như con dao 2 lưỡi, vừa có rất nhiều mặt tích cực cần được phát huy, khai thác. Trái lại MXH cũng có rất nhiều những mối nguy hiểm chúng ta cần biết để tránh, cần những cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý để bảo vệ người sử dụng. Nhưng trước hết, mỗi chúng ta phải biết cách tự bảo vệ chính mình. Hy vọng bài viết này mang lại nhiều thông tin hữu ích tới độc giả.!
Xem thêm: